Hiện hồ tiêu, cà phê trên địa bàn tỉnh đang vào mùa thu hoạch. Sau nhiều năm liên tục giảm giá các mặt hàng này, người trồng tiêu và cà phê kỳ vọng một vụ thu hoạch bội thu về giá, thậm chí có khi còn thấp hơn cả giá thành sản xuất. Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thị trường nông sản, nhất là xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, việc xuất khẩu hồ tiêu, cà phê có giá trị kinh tế cao tạo ra nhiều thuận lợi cho thị trường nông sản. Giá nông sản ghi nhận tuần trước đi ngang đối với mặt hàng cà phê, trong khi hồ tiêu giảm 1.500 – 2.000 đồng/kg.
Mục Lục
Cà phê trụ vững ở mức cao
Mức giá cà phê ở các tỉnh
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M’gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H’leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.500 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.500 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.400 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R’lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.500 đồng/kg, 41.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.500 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.700 – 41.600 đồng/kg.
Dự báo có thể cà phê tiếp tục tăng cao
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục tăng, ít nhất cho đến quý I/2022. Hiệp hội Cà phê Brazil và Colombia khẳng định nguồn cung không thiếu, nhưng khó khăn trong khâu vận chuyển khiến nguồn cung bị hạn chế.

Còn theo dự báo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong niên vụ cà phê 2021-2022 Việt Nam sẽ xuất khẩu tăng 980.000 bao cà phê so với niên vụ 2020-2021.
Trong một động thái được cho là nghiêm túc và minh bạch, Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) công bố rằng tính từ đầu năm 2021 đến nay, một lượng cà phê xuất khẩu chừng 222.000 tấn bị giao trễ do đợt bãi công trước đây tại cảng Santos và khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến việc giao hàng.
Tình hình cà phê tại Colombia
Còn tại Colombia, hiệp hội cà phê nước này cho biết khối lượng cà phê đưa vào các nhà máy chế biến xuất khẩu chỉ đạt 1 triệu bao (giảm 6% so với cùng kỳ 2020 là 1,2 triệu bao. Tính từ đầu năm đến 10/2021, sản lượng Colombia giảm 6%. Theo Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia, sản lượng cà phê của nước này trong tháng 10 giảm tới 13% so với cùng kỳ năm ngoái và có thể tiếp tục giảm sút do thời tiết không thuận lợi, đặc biệt là mưa nhiều, đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch cà phê cũng như tác động đến khả năng ra hoa của cây cà phê trong vụ mùa mới.
Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam tăng không bù đắp được lượng hàng bị ách tắc, không thể giao hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong vài tháng trước.
Tiêu cao nhất 82.000 đồng/kg
Tiêu thụ hồ tiêu ở các tỉnh
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk – Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 80.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 79.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 82.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 80.500 đồng/kg và 81.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 79.500 – 82.000 đồng/kg.

Khuyến khích mở rộng diện tích trồng tiêu mới
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhiệm kỳ VI cho biết, trước những diễn biến liên tục của thị trường, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khuyến cáo nông dân không việc mở rộng diện tích trồng tiêu mới, đặc biệt trên vùng có thổ nhưỡng không phù hợp. Đồng thời, chuyển đổi, trồng xen canh các loại cây khác nhằm hạn chế rủi ro khi giá tiêu xuống thấp.
Tiêu Việt Nam đối mặt với vấn đề chất lượng của tiêu
Theo ông Nguyễn Nam Hải, mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số một ngành hồ tiêu toàn cầu với 40% về sản lượng và trên 60% về lượng xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn từ chất lượng đến biến động bất ngờ của thị trường. Do đó, trong thời gian tới, ngành hồ tiêu phải đẩy mạnh xây dựng vùng trồng tiêu hữu cơ bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất hồ tiêu GlobalGAP, VietGAP… trong sản xuất, chế biến tiêu.
Đặc biệt, nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu phải liên kết giải quyết cơ bản vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất trong hồ tiêu mà các nước tiêu dùng đang cấm để nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu.
Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu chế biến chất lượng cao như tinh dầu tiêu; tiêu trắng từ tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu xay bột, các sản phẩm gia vị từ tiêu, tiêu sạch đóng gói xuất thẳng vào hệ thống bán lẻ toàn cầu, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hồ tiêu chất lượng cao như châu Âu, Mỹ…
Bên cạnh đó, liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các nhà sản xuất. Chế biến bảo quản; quy hoạch quản lý chất lượng hồ tiêu bằng truy xuất nguồn gốc. Chỉ dẫn địa lý, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả ổn định.

Xuất khẩu ấn tượng
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng của năm 2021. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 2,42 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng. Nhưng tăng 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu hồ tiêu trong 10 tháng của năm 2021 đạt trên 791,7 triệu USD; về giá trị tăng hơn 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái dù giảm 4,95% về sản lượng.
Theo thông tin từ Sở Công thương, trong 10 tháng của năm 2021. Xuất khẩu hồ tiêu của Đồng Nai đạt 51 triệu USD, tăng gần 66,3% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu cà phê đạt 316 triệu USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê đang tăng mạnh vào các tháng cuối năm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng 10 đạt 39 triệu USD; tăng 32,2% so với tháng trước. Đặc biệt, trong tháng 11 vừa qua, giá xuất khẩu các mặt hàng trên tiếp tục tăng cao. Cụ thể, giá hồ tiêu tăng “sốc” với mức tăng 54,4% so với cùng kỳ; giá cà phê tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Discussion about this post